Bệnh áp xe hậu môn: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Áp xe hậu môn – căn bệnh tuy lạ nhưng lại xảy ra khá phổ biến. Dù ở độ tuổi nào cũng có nguy cơ mắc bệnh này. Cũng giống như các bệnh khác, người mắc bệnh áp xe hậu môn thường có tâm lý ngại ngùng trong quá trình chữa trị. Chính tâm lý đó làm cho hậu quả của căn bệnh này ngày càng trở nên trầm trọng hơn.

Vậy bệnh áp xe hậu môn là gì? Cách nhận biết triệu chứng bệnh ra sao? Và cách chữa trị như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng quát ề căn bệnh áp xe hậu môn.

Áp xe hậu môn là gì?

Áp xe là hiện tượng khá phổ biến xảy ra ở lỗ chân lông, ở miệng của các tuyến. Nếu bạn để ý sẽ thấy những vết thương bị nhiễm trùng thường xuất hiện mủ. Đến một thời điểm nhất định nó sẽ vỡ ra, sau đó áp xe sẽ nhanh chóng lành lại.

Áp xe hậu môn thường xảy ra ở miệng trực tràng hoặc tiếp giáp với hậu môn xung quanh và xuất hiện mủ. Nó là hậu quả của các vết thương bị nhiễm trùng ở tuyến hậu môn nhỏ và có thể điều trị được.

Hãy bảo vệ cơ thể thật tốt để tránh mắc phải căn bệnh này nhé. Trong trường hợp phát hiện dấu hiệu về áp môn, hãy nhanh chóng điều trị ngay đừng để chậm trễ. Càng lơ là các vết rách càng đau và thậm chí phải tiến hành phẫu thuật.

Theo các chuyên gia chia sẻ, bệnh này có thể xảy ra theo ba giai đoạn:

Giai đoạn 1: Hậu môn bị nhiễm trùng bắt đầu xuất hiện mủ.

Giai đoạn 2: Các ổ viêm nhiễm, mưng mủ bị vỡ và hình thành các ổ áp xe.

Giai đoạn 3:  Biến chứng thành bệnh rõ hậu môn.

Nguyên nhân mắc áp xe hậu môn

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này bởi nó còn liên quan đến nhiều bệnh khác. Đơn giản như nhiễm trùng vết nứt hậu môn hoặc tắc tuyến giáp hậu môn cũng dẫn đến áp xe hậu môn. Bên cạnh đó, còn một số các nguyên nhân khác như:

  • Lây nhiễm qua đường tình dục hoặc các hoạt động quan hệ qua cửa hậu môn.
  • Dùng thuốc hóa trị hoặc thuốc prednisone hoặc corticosteroid
  • Bệnh Crohn, viêm loét đại tràng
  • Các bệnh về trĩ
  • Bệnh tiểu đường
  • Các bệnh liên quan đến hệ thống miễn dịch hoặc HIV/AIDS.
  • Viêm ruột thừa hoặc viêm phân liệt
  • Ngứa hậu môn do vệ sinh không sạch sẽ
  • Nứt hậu môn hoặc bệnh rò hậu môn

Những năm gần đây, bên cạnh các nguyên nhân trên còn một số tác nhân khác dẫn đến bệnh áp xe hậu môn. Như vi khuẩn E.coli, vi khuẩn Staphylococcus vi khuẩn cũng là nguyên nhân trực tiếp gây nên bệnh này.

Chính vì thế, để có thể ngăn chặn cũng như xác định đúng nguyên nhân gây bệnh. Việc sử dụng các phương tiện y tế như siêu âm là điều cực kỳ cần thiết. Nó giúp cho các bác sĩ có thể đưa ra cách điều trị phù hợp cho từng trường hợp.

Theo như một số nghiên cứu, những người có tiền sử về ung thư trực tràng, mắc bệnh giang mai. Những trường hợp này có nguy cơ mắc bệnh áp xe hậu môn cao hơn so với người bình thường. Kể cả trẻ em, vệ sinh không đúng cách cũng có nguy cơ mắc bệnh.

Cách điều trị bệnh áp xe hậu môn

Bên cạnh việc xác định được các nguyên nhân gây nên bệnh áp môn hậu xe. Để chữa trị dứt điểm, bác sĩ còn căn cứ vào từng giai đoạn để có cách điều trị khác nhau.

  • Ở giai đoạn mới hình thành: Bệnh nhân cần sử dụng thuốc kháng sinh toàn thân. Thuốc giúp hạn chế khả năng nhiễm trùng. Nếu hay xuất hiện các cơn đâu việc sử dụng thuốc giảm đau là điều vô cùng cần thiết.
  • Giai đoạn đã hình thành áp xe: Lúc này, phương pháp phẫu thuật rạch thoát mũ được sử dụng. Đối với áp xe ở dưới niêm mạc thì đường rạch sẽ lành tự nhiên. Còn áp xe ở giữa các cơ thắt, áp xe hố ngồi trực tràng. Hoặc dù có áp xe nông hay sâu cũng cần rạch một đường đủ dài để lưu thông tốt và làm hai mép chậm khép.

Lưu ý, dù ở bất kỳ loại áp xe nào cũng cần phải lấy được hết mủ bên trong ra ngoài.

Điều trị áp xe tại nhà

Áp xe hậu môn tuy là một căn bệnh nếu không phát hiện sớm sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng. Nhưng không vì thế mà bắt buộc phải đến bệnh viện để chữa trị. Điều trị tại nhà được khẳng định là biện pháp hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh tái phát.

Một số biện pháp điều trị có thể thực hiện được tại nhà như:

  • Ngâm hậu môn trong nước ấm: Bạn chỉ cần thường ngồi nhiều vào chậu nước ấm, việc này giúp bệnh nhân giảm các cơn đau. Thậm chí, nó còn mang đến cảm giác dễ chịu, ổ áp xe được hình thành. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho thêm vài giọt tinh dầu tùy theo sở thích của mình giúp cơ thể được thư giãn và làm giảm các cơn đau.
  • Chế độ ăn uống hợp lý: Để tránh bị táo bón, người mắc áp xe hậu môn cần phải hết sức lưu ý. Phải thường xuyên bổ sung các thực phẩm có nhiều chất xơ để tạo chất nhày giúp ruột được hoạt động trơn tru hơn. Ngoài ra, cần hạn chế ăn cay và các thực phẩm có chất bảo quản.
  • Hạn chế vệ sinh quá nhiều vì có thể dẫn đến tình trạng ngứa và viêm.
  • Trẻ em mắc áp xe hậu môn cần phải tránh xa các thực phẩm từ sữa bởi có thể gây táo bón.
  • Trẻ mới sinh cần phải thường xuyên vệ sinh sạch sẽ để ngăn tình trạng hình thành áp xe.
  • Trong quan hệ tình dục: Cần phải sử dụng bao cao su và tránh quan hệ qua cửa hậu môn để phòng ngừa bệnh.

Trên đây là những thông tin cần thiết về bệnh áp xe hậu môn. Hy vọng, bài viết đã giúp cho các độc giả có cái nhìn tổng quan nhất về căn bệnh này. Từ đó, có các biện pháp giúp ngăn ngừa và bảo vệ cơ thể. Chúc bạn và những người thân yêu bên cạnh có một sức khỏe tốt!