Đi cầu ra máu là bệnh gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Đi cầu ra máu mới chỉ nghe tên đã thấy sự nghiêm trọng của căn bệnh này. Thế nhưng nhiều người vẫn còn chủ quan, mơ hồ khiến cho tình trạng này kéo dài. Bài viết dưới đây, chia sẻ tới bạn đọc những kiến thức để nhận biết đi cầu ra máu. Từ đó xác định được nguyên nhân, triệu chứng nhận biết và cách phòng ngừa hiệu quả.

Đi cầu ra máu là căn bệnh như thế nào?

Đi cầu ra máu hay gọi theo cách gọi dân dã hàng ngày là đi ngoài ra máu. Đây là một hiện tượng chảy máu từ hậu môn thường xảy ra trong lúc đi hoặc ngay sau khi đi đại tiện. Một trong các triệu chứng mà nhiều người bệnh mắc phải.

Để nhận biết bản thân có mắc phải bệnh này, khi đại tiện sẽ có một lượng máu dính vào phân, giấy vệ sinh và trong bồn cầu. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng cần phải biết màu sắc khi ra máu để dễ dàng trong việc thăm khám.

Nếu thấy xuất hiện máu đổ tươi rất có thể là do chảy máu ở khu vực quanh hậu môn. Và đây cũng là dấu hiệu nhận biết chủ yếu của bệnh trĩ, vết nứt nhỏ ở vùng da hậu môn. Còn với trường hợp xuất hiện máu có màu đỏ thẩm hoặc đen chủ yếu là do chảy từ bô phận tiêu hóa.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh

Xuất hiện tình trạng đi cầu ra máu từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu mà các bệnh nhân hay gặp phải:

  • Mắc bệnh trĩ (gồm có trĩ nội và trĩ ngoại): Những người bị mắc bệnh trĩ, thường các mạch máu bên trong bị sung và xung quanh trực tràng. Biểu hiện dẫn đến tình trạng này là chảy máu tươi khi đi đại tiện.
  • Nứt kẽ hậu môn: Do bị táo bón lâu ngày dẫn đến rặn mạnh khi đi đại tiện hoặc nhiễm trùng. Triệu chứng của bệnh này thường thấy là đi cầu ra máu có màu đỏ tươi.
  • Táo bón lâu năm cũng có thể gây nên chảy máu khi đi đại tiện.
  • Bệnh Polyp đại trực tràng hậu quả của sự tăng sinh tế bào một cách bất thường. Dẫn đến các khối u trong đại trực tràng hình thành. Biểu hiện của bệnh này là đi ngoài ra máu tươi.
  • Ung thu đại trực tràng hậu quả từ bệnh polyp đại trực tràng.
  • Sử dụng thuốc chống đông máu như: warfarin 1, 2, 3 hoặc aspirin cũng dẫn đến hiện tượng chảy máu bên trong.
  • Lây nhiễm bệnh qua quan hệ tình dục: Quan hệ qua cửa hậu môn có thể gây ra các bệnh nhiễm trùng và bị chảy máu.
  • Ngoài ra còn có thể là do kiết ly, viêm đại trực tràng hoặc do nhồi máu ruột non do tắc mạch mạc treo.

Cách điều trị đi cầu ra máu

Điều đầu tiên để có thể điều trị chấm dứt tình trạng đi cầu ra máu, mỗi bệnh nhân cần phải để ý các dấu hiệu. Việc này giúp cho bác sĩ dễ dàng trong việc chẩn đoán tình trạng cũng như đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

Dấu hiệu thường thấy của bệnh trĩ hay nứt kẽ, bệnh polyp là hiện tượng chảy máu hậu môn. Ngoài ra, cũng có thể là do bị táo bón hoặc đại tiện không thường xuyên.

Khi thấy các triệu chứng của đi cầu ra máu, bệnh nhân cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán và điều trị. Xác định càng sớm sẽ giảm thiếu nguy cơ biến chứng hoặc tránh trình trạng trở nên tồi tệ.

Trong trường hợp nhẹ, lời khuyên cho các bệnh nhân nên tham khảo một số cách điều trị tại nhà để xử lý như:

  • Tích cực ăn nhiều thực phẩm có nhiều chất xơ, uống nhiều nước.
  • Nói không với việc uống rượu, bia và các đồ ăn cay nóng.
  • Xây dựng thói quen đi đại tiện hằng ngày để tốt cho đường tiêu hóa khỏe mạnh.
  • Khi đi đại tiện hạn chế rặn mạnh, nên sử dụng giấy vệ sinh mềm.
  • Vệ sinh sạch sẽ tuyến hậu môn đề phòng ngừa viêm nhiễm.
  • Không nên ngồi hoặc đứng quá lâu (cứ 30 phút nên đứng dậy đi lại).
  • Tích cực tham gia các hoạt động thể dục thể thao phù hợp để đẩy quá trình lưu thông máu.

Phương pháp điều trị khác

Mỗi một bệnh nhân mắc đi cầu ra máu với những nguyên nhân khác nhau sẽ áp dụng các cách điều trị khác nhau.

  • Bổ sung sắt: Trong trường hợp bệnh nhân thiếu chất sắt nên uống bổ sung giúp tạo hồng cầu.
  • Dùng thuốc giảm đau: Trường hợp thường xuyên xuất hiện các cơn đau kéo dài. Bệnh nhân nên sử dụng thuốc mỡ hoặc thuốc nhét hậu môn để giảm các cơn đau.
  • Dùng thuốc co mạch: Công dụng làm co mạch máu và ngăn ngừa chảy máu.
  • Bổ sung máu: Trước khi truyền, máu sẽ được kiểm tra xem có chứa virus hoặc HIV/ADIS.
  • Tiến hành phẫu thuật: thực hiên với các bệnh nhân mắc các bệnh như bị trĩ, mắc bệnh polyp.

Như vậy, bài viết đã chia sẻ các vấn đề liên quan đến hiện tượng đi cầu ra máu. Hy vọng với những kiến thức này sẽ giúp kiến thức để bảo vệ sức khỏe của chính mình. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi để được bác sĩ tư vấn.