Tiểu buốt là bệnh gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Đi tiểu buốt là hiện tượng hay gặp ở cả nam giới và nữ giới. Chúng gây rất nhiều đau đớn và phiền toái cho người bệnh. Vì vậy việc nắm được những kiến thức liên quan đến chứng bệnh này là vô cùng cần thiết. Do đâu mà bạn bị tiểu buốt, cách phòng tránh và chữa trị ra sao? Hãy cùng theo dõi thông qua bài viết sau nào!

Đi tiểu buốt là sao?

Đi tiểu buốt là khi người bệnh thấy nóng rát đi kèm cảm giác buốt, xót ở niệu đạo mỗi lần tiểu tiện. Hiện tượng này rất hay bắt gặp trong cuộc sống. Căn nguyên dẫn tới tình trạng này có thể từ thận yếu, niệu đạo hoặc bàng quang. Đôi khi nguyên do còn nằm ở những tổn thương tại vùng xương chậu.

Tiểu buốt luôn xuất hiện kèm với tiểu rắt, tiểu nhiều khiến bệnh nhân “ khổ chồng thêm khổ”. Bạn sẽ đi tiểu nhiều lần trong ngày, mỗi lần như 1 cực hình. Nước tiểu ra nhỏ giọt, cơ quan sinh dục thì phải chịu cảm giác đau xót tận cùng.

tiểu buốt
Hiện tượng tiểu buốt gây nhiều đau đớn, bất tiện trong cuộc sống

Cả nam và nữ đều có thể bị tiểu buốt. Nhưng tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cao hơn hẳn nam giới. Do niệu đạo của nữ có cấu trúc ngắn hơn nên dễ bị viêm nhiễm. Ở phái mạnh, càng lớn tuổi thì nguy cơ mắc bệnh càng tăng cao.

Mùa hè nóng bức được xem là khoảng thời gian phát bệnh nhiều hơn cả. Do thời điểm này, nhiệt độ cao, con người khó chịu, không ăn uống và sinh hoạt điều độ. Cơ chế bài tiết vì vậy cũng bị ảnh hưởng.

Nguyên nhân dẫn đến tiểu buốt

  • Viêm nhiễm niệu đạo: Đây được xem là nguyên nhân gây bệnh hàng đầu. Việc vệ sinh cơ quan sinh dục không sạch sẽ, quan hệ tình dục mà không sử dụng biện pháp bảo vệ khiến vi khuẩn dễ dàng tấn công gây viêm nhiễm. Với lý do này, bệnh nhân còn tiểu ra máu, bị mưng mủ.
  • Bàng quang bị chèn ép: Theo lý giải của Đông Y: dương khí ép lên thành bàng quang khiến cho ống dẫn tiểu bị kẹp nhỏ dần. Từ đó việc đi tiểu sẽ trở nên khó khăn, hình thành cảm giác đau buốt. Trường hợp bàng quang bị ép mạnh quá sẽ bị vỡ, tiểu ra máu.
  • Viêm bàng quang: Bàng quang nhiễm khuẩn khiến người bệnh tiểu nhiều, nhỏ giọt, cảm thấy bỏng rát và đau xương mu. Để lâu, chúng có thể biến chứng gây suy thận, tổn thương thận
  • Viêm tiền liệt tuyến: Tình trạng này hay gặp ở nam giới trên 30 tuổi. Bệnh tuy không trực tiếp gây tử vong nhưng biến chứng rất nặng nề. Bệnh nhân đi tiểu buốt kèm triệu chứng đau bụng, mỏi thắt lưng
  • Bệnh lậu: Đây là bệnh xã hội thường gặp nếu bạn quan hệ với nhiều bạn tình hoặc không dùng bao cao su. Bệnh nhân tiểu xót, tiểu ít, tiểu ra mủ,…

Biểu hiện của tiểu buốt

biểu hiện của tiểu buốt
Tiểu buốt có nhiều triệu chứng đi kèm như tiểu rắt, tiểu ra máu, đau bụng, đau thắt lưng,…

Tên gọi của bệnh này đã nói lên tất cả. Tuy nhiên ngoài việc đi tiểu có cảm giác đau buốt, bạn có thể phát hiện bệnh sớm nhờ vào các triệu chứng sau:

  • Người bị bệnh do nhiễm trùng tiết niệu: tiểu nhiều lần kèm tiểu ra máu. Buồn tiểu không thể kiểm soát, mỗi lần tiểu chỉ cách nhau vài phút. Vùng bụng trước có cảm giác đau nhức, khó chịu. Nước tiểu đậm màu, lẫn máu bên trong, mùi nồng nặc.
  • Người mắc bệnh do bị suy thận: xuất hiện cảm giác đau thắt lưng, sốt li bì, những cơn ớn lạnh bất chợt, buồn nôn. Nước tiểu của bệnh nhân ngả đục, kèm lẫn máu.
  • Mắc bệnh do viêm nhiễm âm đạo: Nữ giới đau nhức, ngứa ngáy ở âm đạo. Dịch có mùi hôi, khi sinh hoạt tình dục thường gặp nhiều đau đớn, không thấy khoái cảm

Nếu có 1 trong những dấu hiệu kể trên, bạn nên tìm gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Càng để lâu, bệnh càng nghiêm trọng, cuộc sống của bạn càng bị ảnh hưởng nặng nề. Ngoài ra tiểu buốt còn rất nhiều biểu hiện khác, tùy vào thể trạng của mỗi người. Vì vậy bạn luôn cần kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm.

Phương pháp chữa tiểu buốt

Theo các bác sĩ chuyên khoa của phòng khám nam học Sài Gòn tùy thuộc vào mức độ bệnh mà sẽ có phương án điều trị riêng. Nếu bệnh dừng lại ở mức cấp tính, không phát sinh bệnh lý đi kèm thì có thể tự điều trị tại nhà với các bài thuốc, mẹo dân gian. Còn nếu chứng bệnh nặng hơn như tiểu ra máu, mủ,… kèm tiền sử bệnh học khác thì bạn nên đến cơ sở y tế.

Bài thuốc dân gian

Bạn có thể tham khảo những bài thuốc dân gian sau. Chúng tương đối hiệu quả, cải thiện rất tốt tình trạng tiểu buốt cấp tính:

  • Cách 1: Bóc vỏ củ sắn dây, thái thành miếng nhỏ mang đi sấy khô. Khi sắn đủ độ khô tiến hành mài bột, tán mịn. Bạn có thể dùng uống như bột sắn.
  • Bài thuốc thứ 2: Bổ sung bí ngòi xanh vào bữa cơm hàng ngày. Bạn có thể ăn sống hoặc chiên xào, vắt lấy nước cốt, bỏ thêm chút muối cho dễ uống.
  • Cách 3: Dùng phượng vĩ thảo sắc chung cùng nước gạo, uống 2 lần mỗi ngày.
  • Cách 4: Dùng các vị thuốc: Bèo cái, thài lài, cỏ tranh, mã đề để sắc. Lưu ý phải xao vàng lên trước rồi mới sắc, cho thêm đường cho dễ uống.
  • Bài thuốc 5: Giã nát lá mồng tơi, vắt để lấy nước uống. Khi uống bạn có thể bỏ thêm nhúm muối, bã lá đắp dưới bụng để thanh nhiệt, nhuận tràng.
  • Cách 6:  Dùng lớp da mề gà rang cháy sau đó tán mịn. Phần bột hòa với nước sôi, để nguội dùng nhiều lần trong ngày.

Điều trị tiểu buốt tại bệnh viện

điều trị tiểu buốt
Điều trị tiểu buốt tại bệnh viện là phác đồ kết hợp thuốc và điều trị bệnh lý đi kèm

Bệnh nhân nên tuân thủ 100% theo phác đồ điều trị từ bác sĩ. Thông thường sau khi thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc bao gồm thuốc uống, thuốc bôi. Nếu có bệnh lý đi kèm, bác sĩ cũng sẽ tập trung xử lý bệnh đấy.

  • Với phụ nữ mang thai: việc chữa bệnh cần được theo dõi chặt chẽ từ bác sĩ, phác đồ cố gắng rút ngắn thời gian.
  • Nếu xét nghiệm thấy nước tiểu chứa vi trùng, bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn kháng sinh liều cao dùng xuyên suốt đến khi khỏi bệnh.
  • Nếu chị em thăm khám phát hiện bệnh liên quan đến niệu đạo, âm hộ thì nên đưa cả chồng/ bạn tình đến thăm khám.
  • Trường hợp bệnh nhân đã khỏi bệnh nhưng thường xuyên tái phát thì cần hết sức lưu ý vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ.

Lưu ý trong điều trị tiểu buốt

lưu ý khi điều trị tiểu buốt
Bạn cần vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ để ngăn ngừa tiểu buốt quay trở lại

Trong quá trình thăm khám và chữa trị bệnh, bệnh nhân cần chú ý những việc sau để có thể nhanh chóng khỏi bệnh:

  • Vệ sinh sạch sẽ cơ quan sinh dục
  • Uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày (người lớn ít nhất là 2 lít)
  • Nói không với các chất kích thích, đồ uống có cồn
  • Hạn chế thức ăn nhanh, gia vị cay nóng
  • Tích cực vận động, tập luyện thể dục, thể thao
  • Không nín tiểu, buồn tiểu thì cần giải quyết ngay lập tức

Trên đây là những thông tin giải đáp từ bác sĩ chuyên khoa về triệu chứng tiểu buốt. Hy vọng rằng bài viết có ích, giúp bạn chăm sóc sức khỏe bản thân, gia đình một cách tốt nhất. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay đến Hotline của chúng tôi để được tư vấn miễn phí.