Bệnh trĩ – Tìm hiểu từ A đến Z về nguyên nhân, biểu hiện & cách chữa

Nắm được các kiến thức về bệnh trĩ là gì, do đâu mà bị bệnh, điều trị ra sao,… là nhu cầu của nhiều người. Bởi thời điểm hiện tại, số lượng người mắc trĩ đang tăng vọt. Khoảng hơn 50% dân số nước ta bị bệnh, độ tuổi ngày một trẻ hóa. Phần lớn người bệnh luôn có tâm lý ngại ngùng, giấu bệnh. Do đó bệnh thường không được điều trị liền dẫn đến nhiều hệ lụy di chứng nặng nề. Đừng bỏ lỡ những thông tin chia sẻ quý giá của bác sĩ chuyên khoa về căn bệnh này qua bài viết sau:

Bệnh trĩ là gì?

Đây là căn bệnh phổ biến đặc biệt với người trên 50 tuổi. Theo thống kê của WHO có đến 50% dân số ở vào độ tuổi này mắc bệnh.

Bác sĩ Đỗ Văn Chiến nhận định: “Bệnh trĩ là bệnh về hậu môn – trực tràng. Nó là tình trạng mà các cụm tĩnh mạch sưng phồng lên. Chúng nằm ở vị trí giữa trực tràng và hậu môn. Bệnh tương tự như hiện tượng giãn tĩnh mạch ở vùng chân. Nguyên do gây bệnh là bởi mạch máu vùng hậu môn phải chịu áp lực xuyên suốt thời gian dài và phải gồng lên tranh đấu để lưu thông máu tới tim.”

bệnh trĩ
Trĩ là bệnh lý thường gặp ở người lớn, đặc biệt là giới công sở, lái xe,…

Trĩ chính là lý do hàng đầu dẫn đến chảy máu trực tràng. Điều trị không kịp thời sẽ khiến bệnh nhân gặp nguy hiểm, bệnh biến chứng khôn lường. Trĩ phá hoại cuộc sống, hạnh phúc của bạn. Do đó hãy có nhận thức đúng đắn, khám chữa bệnh sớm để tăng khả năng chữa khỏi.

Phân loại căn bệnh trĩ

Trĩ có nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên, có thể chia thành 2 dạng chính: trĩ nội & trĩ ngoại. Chúng được phân biệt dựa vào nơi hình thành búi trĩ. Cụ thể như sau:

Trĩ nội

trĩ nội
Trĩ nội khó phát hiện, không gây nhiều đau đớn như trĩ ngoại

Đây là trường hợp búi trĩ xuất hiện phía trong ống hậu môn, bên trên lớp niêm mạc. Trĩ nội ít gây đau đớn hơn so với trĩ ngoại. Do chúng không chứa các dây thần kinh cảm giác. Bệnh không dễ nhận biết bằng mắt khi ở giai đoạn đầu. Đến khi chuyển nặng, bệnh có thể được tìm ra nhờ các thủ tục thăm khám, xét nghiệm ở viện.

Dưới đây là 4 cấp độ của trĩ nội:

  • Độ 1: Búi trĩ bắt đầu mọc bên trong của ống hậu môn
  • Độ 2: Búi trĩ sa ra ngoài trong lúc bạn đại tiện và tự co lên được.
  • Độ 3: Búi trĩ sa hẳn ra ngoài. Bạn cần dùng tay để có thể nhét lại chúng vào trong hậu môn
  • Độ 4: Búi trĩ lúc này sa hẳn ra phía ngoài và không thể co lên lại dù cho bạn có làm gì.

Trĩ ngoại

trĩ ngoại
Trĩ ngoại có búi trĩ sa hẳn ra hậu môn nên dễ phát hiện hơn so với trĩ nội

Đây là tình trạng búi trĩ mọc phía bên ngoài của ống hậu môn, bên dưới đường lược. Trĩ ngoại gây nhiều đau đớn vì cúng có chứa dây thần kinh cảm giác. Bệnh dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường. Bề mặt trĩ chính là các nếp gấp bao quanh hậu môn.

Trĩ ngoại không phân thành các cấp độ như trĩ nội. Các bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng rồi đánh giá tình trạng bệnh dựa theo kích cỡ của trĩ. Thông thường, bệnh nhân biết bệnh rất sớm nhưng lại ngại đi điều trị. Chỉ đến khi trĩ gây đau nhức, khó chịu hoặc quá nặng thì mới tìm đến cơ sở y tế.

Bên cạnh trĩ nội và trĩ ngoại, còn trĩ hỗn hợp kết hợp 2 loại trên. Trĩ hỗn hợp cũng rất hay gặp đặc biệt ở nam. Trường hợp phức tạp này khiến quá trình điều trị mất nhiều thời gian. Người bệnh cần hết sức kiên nhẫn.

Nguyên nhân dẫn đến trĩ

Trĩ thường phát bệnh ở những người 45 – 60 tuổi. Gần đây, bệnh có xu hướng trẻ hóa. Rất nhiều thanh thiếu niên cũng mắc bệnh. Các chuyên gia đánh giá chính lối sống, chế độ ăn không lành mạnh là lý do hàng đầu gây bệnh. Các yếu tố dẫn đến bệnh trĩ bao gồm:

Giữ tư thế ngồi/ đứng quá lâu, vận động quá ít

Những người làm việc văn phòng, lái xe,… là đối tượng hàng đầu mắc trĩ. Ngồi nhiều sẽ khiến áp lực dồn hết xuống phần hậu môn. Tĩnh mạch lưu thông khó khăn. Lâu dần, chúng sẽ bị giãn và sưng tấy tạo thành búi trĩ.

Những người vận động ít, cơ thể ì ạch, tuần hoàn máu yếu. Điều này khiến hậu môn co thắt, suy giảm hoạt động gây nên trĩ.

Chế độ dinh dưỡng ít chất xơ

Chất xơ là nguồn dưỡng chất quan trọng với hệ tiêu hóa. Thiếu chất xơ làm phân khô, khó đào thải. Hệ tiêu hóa vất vả làm việc. Khi đi tiểu tiện, người bệnh phải dùng sức để rặn. Điều này gây áp lực cho tĩnh mạch ở hậu môn.

Bạn cần bổ sung gấp các thực phẩm giàu chất xơ như rau, hoa quả tươi,… Chúng giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, hoạt động hiệu quả tối đa. Chế độ ăn nhiều gia vị cay nóng, nhiều dầu mỡ cũng là lý do khiến vùng hậu môn bị kích ứng.

Không uống đủ nước

Nước có tác dụng giúp hệ tiêu hóa, tuần hoàn và bài tiết duy trì ổn định chức năng. Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày giúp làm mềm phân và bài tiết dễ dàng.  Uống nhiều nước còn giúp ngăn ngừa táo bón, hạn chế nguy cơ mắc trĩ.

Nguyên nhân bệnh học: Bị táo bón hoặc tiêu chảy lâu ngày

Có đến 80% người bị táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài lâu dần sẽ chuyển thành trĩ. Khi bạn đi vệ sinh nhiều, thành ruột sẽ co thắt, tạo áp lực cho các tĩnh mạch ở vị trí hậu môn, trực tràng. Điều này dẫn đến việc xuất hiện các búi trĩ.

Tâm lý căng thẳng, lo âu

Yếu tố tâm lý chiếm đóng tỷ lệ cao trong việc dẫn đến bệnh trĩ. Phiền muộn, âu lo, stress lâu ngày sẽ gây áp lực lên toàn bộ cơ thể. Hệ tiêu hóa cũng phải gánh chịu hậu quả ấy. Vùng hậu môn co bóp bị cản trở, hạn chế. Lúc này các búi trĩ sẽ dễ dàng xuất hiện và phát triển.

Bên cạnh các yếu tố kể trên thì bệnh trĩ còn do vấn đề: tuổi tác, cân nặng, thể trạng,… gây ra. Người từng mắc bệnh đại tràng mãn tính cũng có khả năng bị trĩ cao gấp 2 người thường.

Biểu hiện phát bệnh trĩ

triệu chứng bệnh trĩ

Hầu hết người bị bệnh thường đi khám chữa khi bệnh đã đến giai đoạn nặng. Điều này khiến việc điều trị kéo dài hơn, tốn kém tiền của và khó đạt được hiệu quả tối đa. Do đó việc nắm bắt các triệu chứng, phát hiện bệnh sớm là cực kỳ cần thiết. Bạn hãy ghi nhớ những dấu hiệu sau:

Đại tiện kèm máu

Đây là dấu hiệu ban đầu của bệnh. Mỗi lần đi nặng, bạn sẽ thấy lẫn máu. Lượng máu lúc đầu chỉ có một xíu, dính trong giấy nên nhiều người không để ý. Sau đó, máu ra nhiều dần, thậm chí phun thành tiêu. Đại tiện ra máu nhiều, thường xuyên làm hao hụt lượng máu. Bệnh nhân sẽ thấy choáng váng, hoa mắt, ù tai, vàng da,..

Đại tiện khó khăn, đau rát

Nếu mỗi lần đại tiện, bạn thấy bỏng rát, đau đớn thì nhiều khả năng bạn đã mắc trĩ. Khi đi vệ sinh khó khăn, bạn thường có xu hướng rặn mạnh. Nhưng việc này lại vô tình gây tổn thương búi trĩ, làm tăng cảm giác đau đớn. Đây là triệu chứng chính của bệnh trĩ nội. Ngoài ra nếu bạn không cảm thấy thỏa mãn khi “xả”, vẫn còn cảm giác muốn đi tiếp thì cũng có nguy cơ cao mắc trĩ.

Dịch nhầy từ hậu môn

Người bị trĩ sẽ luôn cảm nhận hậu môn ẩm ướt, dịch nhầy chảy nhiều. Dịch thường có màu trắng đục, kèm lẫn máu. Đây là dấu hiệu khi trĩ đã đến giai đoạn nặng. Thời điểm này, bệnh nhân cần hết sức chú ý vệ sinh hậu môn để phòng viêm nhiễm, nấm ngứa.

Sa búi trĩ

Búi trĩ hình thành sau một khoảng thời gian mà tĩnh mạch phải chịu áp lực lớn, sưng phồng, căng tràn. Búi trĩ phát triển to dần, sa hẳn ra phía ngoài hậu môn (còn gọi là lòi dom).  Bệnh nhân sẽ gặp nhiều bất tiện khi di chuyển, đổi tư thế nằm ngồi. Hậu môn sẽ thấy vướng víu, đau khi va chạm cọ xát. Khi đã có biểu hiện này, người bệnh không nền chần chừ mà cần ghé ngay cơ sở y tế. Tại đây các bác sĩ sẽ can thiệp (mổ, dùng thuốc) để tránh búi trĩ viêm nhiễm, hoại tử.

Tác hại khôn lường của trĩ

Không chỉ gây những tác động lớn đến tâm lý, đời sống tình dục mà bệnh còn gây nguy hại cho sức khỏe bệnh nhân. Càng ngại ngùng, không chủ động khám chữa, bệnh nhân càng phải đối mặt với những biến chứng trầm trọng. Cụ thể:

Nhiễm trùng máu, thiếu máu

Trĩ phát triển sang giai đoạn nặng, máu sẽ phun thành tia trong quá trình người bệnh đại tiện. Mất đi lượng máu lớn, bạn dễ hoa mắt, chóng mặt, hôn mê

Áp xe hậu môn là một tình trạng hay gặp ở người bị trĩ. Các cơ quan xung quanh bị viêm nhiễm. Máu cũng bị nhiễm trùng. Tiếp đó một loạt các biến chứng về hô hấp, về da,… cũng xảy ra.

Chức năng của hậu môn bị rối loạn

Hậu môn có tác dụng đào thải phân cũng như độc tố ra bên ngoài cơ thể. Các búi trĩ hình thành sẽ cản trở chức năng này. Các bó cơ bị chèn ép, hoạt động vất vả. Từ đó bệnh nhân sẽ khó kiểm soát việc đi đại tiện của chính mình

Sa búi trĩ nặng nề

Đây là biến chứng thường gặp của bệnh trĩ nội. Búi trĩ đạt một kích cỡ nhất định sẽ sa ra bên ngoài hậu môn, gây áp lực lên các cơ vòng. Qúa trình tuần hoàn máu bị ngăn cản.

Búi trĩ mắc lại bên cửa hậu môn. Người bệnh gặp rất nhiều vất vả mỗi khi đổi tư thế, đứng lên ngồi xuống. Khi búi trĩ phải chịu các tác động cọ xát va chạm sẽ gây ra nhiều cơn đau nhói người

Viêm, hoại tử búi trĩ

Búi trĩ ở bên ngoài lâu dần dễ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm. Do hậu môn là nơi đi ra của các chất cặn bã. Vi khuẩn gây bệnh nhanh chóng xâm nhập vào búi trĩ, sinh sôi nảy nở trong đó và gây bệnh.

Nếu người bệnh không kịp thời điều trị, tình trạng viêm nhiễm sẽ chuyển sang viêm loét, nhiễm trùng, hoại tử. Điều này gây nguy hiểm cho chính tính mạng của bạn.

Gây ra các bệnh phụ khoa ở nữ

Hậu môn và cơ quan sinh dục của phái nữ có vị trí sát nhau. Đây là điều kiện giúp vi khuẩn gây bệnh dễ dàng lây lan sang cả “cô bé” gây ra các bệnh phụ khoa. Nữ mắc bệnh trĩ có nguy cơ cao bị các bệnh viêm nhiễm âm đạo.

Ngoài các tác hại nguy hiểm trên, người mắc trĩ còn phải cảnh giác cao độ với nhiều căn bệnh nguy hại khác. Trong số đó có thể kể đến: da liễu, ung thư trực tràng, suy giảm khả năng vận động,…

Phương pháp điều trị trĩ hiệu quả

điều trị bệnh trĩ
Bệnh cần được điều trị càng sớm càng tốt để giảm thiểu đau đớn, di chứng và chi phí

Chữa trị bệnh sớm là cách để giảm thiểu các tác hại của bệnh cũng như rút ngắn tối đa thời gian, chi phí. Hiện tại, nước ta đang dùng 2 cách chính để chữa bệnh trĩ. Đó là: dùng thuốc và thực hiện các tác động ngoại khoa. Tùy theo tình trạng trĩ của bệnh nhân, thể chất, điều kiện kinh tế mà bác sĩ sẽ tư vấn biện pháp thích hợp.

Chữa bệnh trĩ với thuốc

Đây được đánh giá là phương pháp dễ dàng với mức chi phí tối ưu nhất. Cách này áp dụng cho người mới mắc bệnh (giai đoạn 1,2). Các búi trĩ chưa phát triển. Có thể chúng vẫn nằm bên trong của hậu môn. Hoặc chúng đã sa ra ngoài nhưng có thể co thắt lại vào phía trong.

Bệnh nhân sẽ được kê đơn thuốc bao gồm cả thuốc uống, thuốc bôi, thuốc đặt. Các loại thuốc giúp tăng cường kháng thể, giảm đau đớn, giảm ngứa ngáy. Một số khác giúp tiêu viêm, hỗ trợ việc co búi trĩ lên.

Tuy vậy dùng thuốc chỉ là biện pháp tạm thời cải thiện các triệu chứng của bệnh. Chúng không có tác dụng tiêu diệt, chữa dứt điểm bệnh. Nếu như bạn ngừng thuốc, trĩ sẽ quay trở lại. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều người bệnh bị nhờn thuốc hoặc phải chịu nhiều tác dụng phụ.

Chữa trị với can thiệp ngoại khoa

Đây là cách điều trị được đánh giá cao vì an toàn, hiệu quả chữa trị tận gốc. Nền y học phát triển, tân tiến nên các biện pháp can thiệp giờ đây không đau, tính thẩm mỹ cao, không mất nhiều thời gian nghỉ dưỡng.

Dưới đây là một số phương pháp can thiệp ngoại khoa phổ biến nhất mà các bệnh viện cũng như phòng khám công nghệ cao thường áp dụng:

Dùng sóng cao tần HCPT cắt trĩ

Đây là kỹ thuật xâm lấn mức tối thiểu. Chúng hoạt động theo nguyên lý sử dụng sóng điện cao tần dựa trên nhiệt lượng sản sinh khi điện trường tác động tới mạch máu. Lúc này, các mạch dẫn máu đi nuôi búi trĩ sẽ thắt nút, đông lại. Bác sĩ dùng dao điện để cắt bỏ búi trĩ dễ dàng. Quá trình điều trị khép lại nhanh chóng.

Thời gian thực hiện siêu tốc, người bệnh không cảm nhận đau đớn là ưu điểm hàng đầu của biện pháp này. Độ an toàn tuyệt đối, không biến chứng. Tuy nhiên điểm trừ nằm ở mức giá khá cao và chỉ áp dụng cho người bị trĩ ngoại.

Dùng laser cắt búi trĩ

laser cắt trĩ
Các bước sóng bằng laser giúp loại bỏ búi trĩ hữu hiệu

Đây là phương pháp chữa trị bệnh tối ưu nhất bây giờ. Các bác sĩ thực hiện thủ thuật bằng cách dùng thiết bị chiếu laser vào búi trĩ. Các bước sóng laser sẽ loại bỏ trĩ chuẩn xác.

Ưu điểm: không động dao kéo nên đảm bảo tính thẩm mỹ. Cách này áp dụng cho cả trĩ nội và trĩ ngoại. Bệnh không lo tái phát. Tuy nhiên bạn cần chọn mặt gửi vàng, lựa chọn cơ sở uy tín để thực hiện. Bởi nếu máy móc đạt chuẩn, bệnh nhân sẽ bị đau đớn, chảy máu, để lại sẹo.

Phương pháp PPH

phương pháp PPH cắt trĩ

PPH là phương pháp sử dụng một thiết bị y tế (máy kẹp) để điều trị bệnh. Máy này thực hiện cùng lúc cả việc cắt đi niêm mạc bị sa và khâu lại, tạo hình hậu môn như cũ.

Biện pháp này cũng không gây đau đớn, hiệu quả điều trị cao cũng như mức giá phải chăng. Tuy nhiên một nhược điểm khá lớn của cách này là khi tiểu phẫu phải gây mê. Kết thúc phẫu thuật, người bệnh dễ mắc các chứng táo bón, hậu môn hẹp, bí tiểu,…

Cách ngừa bệnh trĩ

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ là do việc sinh hoạt, chế độ ăn không hợp lý. Chính vì lẽ đó, việc sống khoa học lành mạnh là rất quan trọng trong việc ngừa bệnh. Sau đây là các cách phòng chống bệnh hiệu quả cho bạn được khuyến cáo từ các bác sĩ chuyên khoa:

Hạn chế việc ngồi 1 chỗ quá lâu

Việc duy trì mãi một tư thế trong thời gian dài là lý do chính dẫn đến trĩ. Bạn nên đứng dậy thường xuyên, đi lại, thực hiện vươn vai. Cách này giúp mạch máu tuần hoàn, lưu thông tốt hơn. Đồng thời sức ép tạo ra trên tĩnh mạch hậu môn được giảm bớt, hạn chế hình thành búi trĩ.

Kiểm soát đi vệ sinh vào thời gian cố định

Tốt nhất bạn nên rèn luyện cho bản thân thói quen đi vệ sinh vào lúc sáng sớm, khi vừa thức dậy. Lúc này cơ thể sẽ quen với các phản xạ có điều kiện, giảm thiểu ảnh hưởng tới nhu động ruột.

Ngoài ra bạn nên tránh việc nín tiểu, nhịn đại tiện trong thời gian dài. Bởi chúng gây tức bàng quang, tạo sức ép lên trực tràng, hậu môn. Táo bón, hậu môn tổn thương cũng dẫn đến bệnh trĩ.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng

Một chế độ ăn lành mạnh, khoa học, cân đối giúp ngăn ngừa bệnh trĩ hiệu quả. Người bệnh nên tham khảo những gợi ý sau trong việc xây dựng thực đơn:

  • Tăng cường chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, ngừa táo bón. Chất xơ thường có trong rau xanh đậm, củ quả,…
  • Thêm các món nhuận tràng, tốt cho đường ruột như: bông cải xanh, rau chân vịt, sữa chua, ngô, trứng gà,… vào khẩu phần ăn mỗi ngày.
  • Hạn chế ăn thức ăn nhanh, chiên rán nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng,… để tránh gây đau xót, bỏng rát hậu môn
  • Uống đủ 2 lít nước để làm mềm phân, tăng cường trao đổi chất, đại tiện nhanh chóng dễ dàng. Cơ thể khi được cung cấp đủ nước cũng có hệ miễn dịch cứng cáp hơn
  • Nói không với đồ uống có cồn, các chất gây nghiện, kích thích,…

Tắm rửa vệ sinh thường xuyên, đúng cách

Hậu môn là vùng đưa chất thải ra bên ngoài cơ thể. Do đó, bạn cần vệ sinh sạch để chống việc vi khuẩn gây bệnh tấn công. Bạn có thể sử dụng nước ấm hoặc dung dịch vệ sinh để rửa hậu môn mỗi ngày. Lưu ý lau khô hậu môn mỗi khi tắm xong. Sử dụng đồ lót chất liệu mềm mại, thoáng mát, tránh viêm nhiễm.

Chị em đến kỳ “dâu rụng’ càng cần chú ý tắm rửa, vệ sinh vị trí này hơn nữa. Vì đặc điểm cấu tạo vùng này gần với cơ quan sinh dục nên vi khuẩn rất thuận tiện tấn công, gây bệnh.

Tích cực vận động

Bạn nên dành tối thiểu nửa tiếng mỗi ngày để rèn luyện sức khỏe. Các bài tập như thể dục nhịp điệu, chạy bộ, yoga,… rất có ích. Những bài này giúp luyện sức bền, độ dẻo dai cho cơ thể. Đồng thời chúng giúp lưu thông máu, hạn chế nguy cơ trĩ. Vận động với phụ nữ mang bầu đặc biệt cần thiết. Bạn không nên ngồi ĩ một chỗ mà nên đứng dậy đi lại vận động nhẹ nhàng.

Các thông tin giải đáp về bệnh trĩ trên được tổng hợp từ chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa phòng khám nam học Sài Gòn. Tổng đài của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ 24/7, giải đáp miễn phí mọi thắc mắc của bạn.