Bệnh giang mai – Bác sĩ giải đáp nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa

Giang mai là bệnh xã hội nguy hiểm hàng đầu, gây nhiều hoang mang, ám ảnh. Bệnh có thể biến chứng gây mù lòa, bại liệt thậm chí tử vong. Chính vì vậy cách nhận biết cũng như điều trị bệnh giang mai là mối quan tâm của nhiều người.  Cùng lắng nghe chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa qua bài viết sau:

Giang mai là bệnh gì?

Giang mai (tên khoa học: syphilis) là bệnh lây qua đường tình dục. Tác nhân gây bệnh là xoắn khuẩn Treponema pallidum. Loại khuẩn này trực tiếp tấn công  vào cơ thể qua bạn qua những kẽ hở không được bảo vệ trên da.

Cơ quan sinh dục nữ có cấu trúc dạng mở nên tỷ lệ mắc bệnh giang mai luôn cao hơn nam. Bệnh không điều trị dứt điểm có thể lây truyền qua đường từ mẹ sang con. Dần dần chúng sẽ phá hủy các cơ quan trong cơ thể, đe dọa tính mạng.

giang mai rất nguy hiểm
Bệnh giang mai là bệnh do vi khuẩn gây nên, mang đến nhiều đau đớn cho bệnh nhân

Nguyên nhân dẫn đến bệnh

Nguyên nhân trực tiếp

Xoắn khuẩn Treponema pallidum chính là thủ phạm trực tiếp Chúng được Schaudinn và Hoffmann phát hiện ra vào năm 1905. Quan sát trên kính hiển vi, chúng có hình như lò xo khoảng trên 10 vòng xoắn. Loại khuẩn này dài đến 15 µm, đường kính khoảng 0,2 µm. Chúng di chuyển được bằng cả 3 chiều:

  • Di chuyển hình xoắn ốc.
  • Di chuyển ngang
  • Di chuyển lượn sóng.

Chúng được đánh giá là loại khuẩn yếu, dễ chết khi ở nhiệt độ bên ngoài. Nhiệt độ cao, khô ráo càng làm chúng chết nhanh chóng. Khi bạn sử dụng xà phòng, nước rửa tay, diệt khuẩn,… bạn có thể làm chúng bất động, ngừng phát triển.

Loại khuẩn này sinh sản sau 30 – 33h. Chúng khó nuôi cấy khi phải ở trong môi trường nhân tạo.

Nguyên nhân gián tiếp

Đây là các yếu tố giúp xoắn khuẩn bệnh giang mai thuận lợi xâm nhập vào cơ quan sinh dục. Đặc biệt chất nhầy dịch âm đạo, hậu môn, các vết thương xước hở miệng,… là con đường dễ dàng bị tấn công.  Bạn cần tránh các con đường lây truyền sau:

Xoắn khuẩn giang mai có thể xâm nhập qua màng nhầy ở âm đạo, miệng và hậu môn; các vết xước ngoài da để xâm nhập vào cơ thể. Những con đường lây truyền của bệnh giang mai được liệt kê dưới đây:

  • Quan hệ vợ chồng bừa bãi, thiếu an toàn: Đây là đường phát bệnh, lây bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất. Sinh hoạt tình dục không bao, quan hệ với gái mại dâm, lăng nhăng nhiều bạn tình,….. Chúng chiếm đến 95% lý do mắc bệnh giang mai.
  • Qua đường máu cụ thể là truyền máu, hiến máu: Loại khuẩn Treponema pallidum tồn tại trong máu bệnh nhân. Vì vậy nếu bạn đi hiến máu, truyền máu ở môi trường không được vệ sinh thì sẽ dễ mắc bệnh. Hiện tại, tất cả những người cho và nhận máu đều được xét nghiệm trước khi thao tác để chắc chắn không ai mắc bệnh truyền nhiễm.
  • Lây từ mẹ sang bé: Những người mẹ mắc bệnh giang mai có tỷ lệ lây nhiễm cho các bé sơ sinh là rất cao. Khuẩn này lâu qua nhau thai hoặc qua đường sinh thường. Bé chui ra từ cơ quan sinh dục của mẹ nên dễ mắc bệnh
  • Tiếp xúc ngoài da: Các vết thương hở miệng, vết xước chính là lỗ hổng, cửa ngõ cho các vi khuẩn gây bệnh. Giả sử bạn có vết xước ở tay. Tay bạn tiếp xúc với chất dịch, máu của người bệnh mắc giang mai thì bạn sẽ bị lây.

Lưu ý giang mai không lây qua các đường như: cùng vịn lan can, quần áo, toilet,…

Đối tượng dễ mắc bệnh giang mai

  • Người đồng tính, lưỡng tính, quan hệ qua “cửa hậu”: Theo thống kê có đến hơn 50% nam giới mắc bệnh tại Mỹ có quan hệ với người cùng giới
  • Người lăng nhăng, quan hệ với nhiều bạn tình, quan hệ tập thể, mua dâm
  • Người mắc bệnh HIV/AIDS: Đây là hội chứng suy giảm miễn dịch. Người mắc bệnh sẽ không đủ đề kháng để chống lại xoắn khuẩn nên rất dễ nhiễm bệnh.
  • Người thể trạng kém, hệ miễn dịch yếu dễ mắc bệnh hơn người có sức khỏe tốt.

Dấu hiệu nhận biết giang mai

biểu hiện giang mai
Vết loét là dấu hiệu đặc trưng của giang mai

Triệu chứng bệnh lúc đầu không rõ rệt, chỉ thoáng qua. Các vết loét xuất hiện, có thể biến mất sau vài ngày. Vì thế mọi người thường chủ quan, thờ ơ với bệnh, phát hiện muộn. Bạn cần hết sức để ý các thay đổi của cơ thể. Khi bệnh đã đến giai đoạn nặng hơn, biểu hiện của bệnh rõ ràng hơn. Dưới đây là một số dấu hiệu chung nhất:

  • Vết loét có hình oval, tròn xuất hiện ở cơ quan sinh dục của người (“cậu nhỏ”, cô bé, hậu môn). Thậm chí chúng có thể mọc ở những nơi dễ thấy như chân, tay, miệng.
  • Những nốt mẩn đỏ tương tự bệnh phát ban, có nhiều ở lòng bàn chân, bàn tay,…
  • Người bệnh thấy đau đầu, sưng bì chân tay, nhức mỏi khớp, nổi hạch ở vùng cổ, nách, háng,…

Sau đây là triệu chứng của bệnh giang mai theo từng giai đoạn để bạn dễ dàng theo dõi:

Giai đoạn đầu

Giai đoạn này bệnh ủ khoảng 21 ngày từ lúc bạn tiếp xúc với xoắn khuẩn.  Thời điểm này “săng giang mai” bắt đầu hình thành:

  • Săng giang mai là vết loét có hình tròn, cứng rắn. Chúng to đến khoảng 3 cm, các bờ đều đặn. Vết săng không ngứa ngáy, khó chịu, không đau. Nếu nặn, chúng sẽ tiết ra dịch nhầy chứa xoắn khuẩn bên trong
  • Vết săng mọc ở nơi xoắn khuẩn xâm nhập đầu tiên. Thông thường đó là: môi bé âm đạo, môi lớn, quy đầu,…
  • Sau khi hình thành vết loét khoảng 5 ngày thì bệnh nhân bắt đầu nổi hạch xung quanh
  • Những vết loét này biến mất sau khoảng 3-5 tuần, mất hoàn toàn, không dấu tích. Hạch cũng sưng to dần và biến mất.

Tuy vậy không phải là bệnh đã thuyên giảm đâu nhé! Nếu bạn không điều trị thuốc kịp thời, xoắn khuẩn sẽ tấn công vào máu. Bạn có thể phát hiện bệnh nhờ phương pháp chẩn đoán huyết thanh.

Giai đoạn 2

Bệnh giang mai giai đoạn 2 sẽ đến sau hơn 1 tháng kể từ giai đoạn đầu. Xoắn khuẩn thời điểm này đã ở khắp nơi trong cơ thể từ máu, da đến niêm mạc. Chúng tấn công, phá hủy cơ thể trầm trọng. Biểu hiện như sau:

  • Xuất hiện các nốt phát ban màu hồng nhạt, mọc đối xứng nhau. Chúng có hình dạng tương tự vết bớt tròn, không gây ngứa. Khi bạn dùng tay ấn nhẹ vào, chúng sẽ biến mất. Các vết này có ở mạng sườn, vùng ngực, bụng trên,,… Lâu dần các nốt ban to lên, sần sùi có hình như súp lơ, mưng mủ
  • Xuất hiện sẩn giang mai cứng như vảy nến, màu đỏ hồng đậm. Nếu bạn có nốt sẩn ở vị trí cạp quần, mặc quần áo gây cọ xát, chúng sẽ chảy nước. Người nghiện rượu mắc giang mai sẽ có nhiều nốt sẩn hơn người thường
  • Vết phỏng nước giống mụn cóc, thường mọc ở âm hộ hoặc bìu dương vật
  • Cơ thể bệnh nhân mệt mỏi, suy kiệt, sưng hạch, đau đầu, cơ bắp mỏi,… Một số người còn bị viêm gan, suy thận, viêm khớp, đau dây thần kinh thị giác,…

Nếu tiếp tục không kịp thời khám chữa, những triệu chứng này lại biến mất sau khoảng 2 tuần trở lên. Nhưng sau đó, bạn sẽ bị tái phát và ngày một trầm trọng, đau đớn.

Giai đoạn tiềm ẩn

Giai đoạn này, bạn sẽ không nhận thấy bất kỳ một biểu hiện nào rõ rệt. Nhiều người lầm tưởng nên không tiếp tục dùng thuốc hoặc thăm khám. Đây là một sai lầm chí mạng.

Đây cũng là giai đoạn khó lây nhiễm cho người khác. Vì không có biểu hiện bên ngoài, không có vết loét chứa xoắn khuẩn.

Giai đoạn 3

triệu chứng giang mai giai đoạn cuối
Giang mai giai đoạn 3 có biểu hiện rõ rệt, nhiều hệ cơ quan bị phá hủy

Bệnh giang mai lúc này được gọi là bệnh giai đoạn cuối. Chúng xảy đến sau khoảng 10 – 30 năm từ khi bắt đầu mắc bệnh. Thời điểm này, khuẩn Treponema pallidum tồn tại khắp các hệ cơ quan và gây những tổn thương nghiêm trọng. Não bộ, tim mạch, máu, gan, thận, xương khớp đều bị phá hoại nghiêm trọng.

Triệu chứng bệnh gây ra cũng rất nặng nề:

  • Bệnh nhân suy giảm trí nhớ, mất trí nhớ đột xuất
  • Dáng đi kỳ lạ, di chuyển khó khăn
  • Tê liệt tứ chi
  • Khó tập trung, nhức đầu, hoa mắt,…
  • Có triệu chứng co giật
  • Suy giảm thị lực, mù lòa
  • Phình động mạch, viêm động mạch
  • Rối loạn thần kinh,…

Lúc này bệnh đe dọa tính mạng người bệnh nghiêm trọng. Trước đây tỷ lệ bệnh nhân mắc giai đoạn cuối rất cao, chiếm đến ¼. Tuy nhiên ngày nay cơ sở vật chất và chuyên môn được nâng cao, rất ít người chuyển sang giai đoạn cuối. Hầu hết đều khống chế được bệnh ở giai đoạn đầu hoặc 2.

Dấu hiệu bệnh giang mai bẩm sinh

Người mắc bệnh giang mai bẩm sinh là do bị lây từ mẹ khi sinh. Bệnh truyền từ mẹ sang con qua đường sinh thường (âm đạo) hoặc qua nhau thai trong khi mang bầu. Nhiều trẻ sinh non, tử vong sớm hoặc chậm lớn, suy dinh dưỡng. Biểu hiện nhận biết bệnh bao gồm:

  • Xuất hiện các nốt phát bạn ở cơ quan sinh dục, hậu môn, miệng,…
  • Bàn tay bàn chân có mụn nước
  • Chảy nước mũi ròng ròng
  • Chậm lớn, còi xương, suy dinh dưỡng
  • Thường sốt bất chợt
  • Một số trẻ sau khoảng 3 năm mới bắt đầu phát bệnh. Lúc này bé có sẹo xấu trên da, đau xương, mù lòa, câm điếc,…

Xét nghiệm giang mai

bệnh giang mai
Bệnh nhân được yêu cầu làm nhiều thủ tục xét nghiệm để chẩn đoán bệnh đúng nhất

Bác sĩ sẽ chẩn đoán, thăm khám bệnh thế nào? Đây là băn khoăn chung của nhiều người. Đầu tiên, bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng. Họ sẽ đặt câu hỏi về đời sống tình dục của bạn, tiền sử bệnh tật. Có mắc bệnh xã hội, bệnh phụ khoa hay không? Bác sĩ cũng sẽ trực tiếp kiểm tra cơ quan sinh dục. Sau đó, bạn sẽ được thực hiện các xét nghiệm chuyên khoa. Có thể kể tới:

  • Thử máu: Xét nghiệm giúp phát hiện kháng thể giang mai có trong máu hay không. Kháng thể này chỉ xuất hiện khi bạn đã bị khuẩn Treponema pallidum tấn công.
  • Xét nghiệm chất dịch chảy từ vết loét: Xét nghiệm này có thể phát hiện bệnh trong giai đoạn đầu hoặc 2. Bác sĩ sẽ sử dụng kính hiển vi nền đen để soi có khuẩn không, chúng ra sao và di chuyển thế nào..
  • Xét nghiệm dịch não tủy: Dịch này được lấy từ cột sống. Bác sĩ cũng sẽ soi trên kính hiển vi nền đen. Xét nghiệm này thường được thực hiện vào giai đoạn cuối để kiểm tra hệ thần kinh đã bị tổn thương hay chưa.

Cách chữa bệnh giang mai

Cách điều trị bệnh giang mai chính là sử dụng kháng sinh để tiêu diệt tác nhân gây bệnh. Thêm vào đó là áp dụng biện pháp “Cân Bằng Tự Kích Hoạt Miễn Dịch Tế Bào”. Cách này giúp thời gian chữa bệnh nhanh chóng và cho hiệu quả tối đa. Cụ thể:

Dùng thuốc kháng sinh

Có rất nhiều loại kháng sinh giúp loại bỏ xoắn khuẩn gây bệnh giang mai. Bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc và cả liều lượng cho mỗi người mỗi khác. Họ sẽ căn cứ vào thể chất, tiền sử bệnh cũng như mức độ giang mai. Không ai có phác đồ giống ai cả. Người bệnh cần hết sức nghe lời dặn dò, khuyến cáo của y bác sĩ. Dùng đủ liều, đúng thuốc, đúng thời gian.

  • Người bệnh giai đoạn đầu: đôi khi bác sĩ sẽ chỉ kê cho một liều tiêm tĩnh mạch.
  • Người bệnh giai đoạn cuối cần sử dụng kháng sinh liều cao để tiêm trực tiếp tĩnh mạch liên tục 10 ngày
  • Đối với phụ nữ mang thai mắc bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn loại kháng sinh riêng, tránh gây tác dụng phụ lên thai nhi

Lưu ý: Kháng sinh có thể giúp diệt trừ xoắn khuẩn nhưng không cứu vãn được các biến chứng đã xảy ra. Vì vậy thời điểm chữa bệnh giang mai rất quan trọng. Hãy điều trị càng sớm càng tốt!

Phương pháp cân bằng tự kích hoạt miễn dịch tế bào

chữa giang mai
Đây là cách được nhiều bệnh nhân lựa chọn để điều trị bệnh giang mai hiện nay

Đây là 1 liệu pháp phối hợp giữa thuốc với vật lý trị liệu. Tất cả nhằm mang đến 1 kết quả toàn diện, tối đa.

Nguyên lý hoạt động:

  • Liệu pháp giúp cân bằng miễn dịch và thuốc kháng sinh phát huy tác dụng. Kháng sinh sẽ len lỏi vào cơ thể, tấn công tổ chức xoắn khuẩn nhanh chóng. Chuỗi cung cấp dinh dưỡng cho khuẩn phát triển sẽ bị phá hủy. Từ đó khuẩn bị khống chế, tiêu diệt.
  • Liệu pháp này còn giúp cân bằng miễn dịch DNA để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Các hệ cơ quan bị tổn thương cũng được phục hồi.

Quá trình điều trị

  • Bước 1: Bác sĩ chẩn đoán bệnh thông qua các xét nghiệm huyết thanh và xoắn khuẩn. Thông qua bước này, bác sĩ sẽ biết bệnh của bạn đang ở mức độ nào
  • Bước 2: Chỉ định người bệnh dùng thuốc kháng sinh. Kết hợp điều trị cả trong, ngoài để tăng tối đa hiệu quả.
  • Bước 3: Sau khi kiểm soát thành công sự phát triển của xoắn khuẩn thì sử dụng “CÂN BẰNG TỰ KÍCH HOẠT MIỄN DỊCH TẾ BÀO”.  Các bước sóng phát ra giúp bạn phục hồi thương tổn của bệnh.
  • Bước 4: Chăm sóc sau khi khỏi bệnh. Chú trọng chế độ ăn, tập luyện sức khỏe. Việc này cũng giúp duy trì hiệu quả chữa trị.

Ưu điểm phương pháp

  • Độ chính xác cao: Hệ thống tối tân, tiên tiến nhất thị trường. Kết quả xét nghiệm chuẩn xác, độ tin cậy cao.
  • Tốc độ điều trị nhanh, hiệu quả siêu tốc: Thuốc được đưa vào tận sâu bên trong tế bào, dược lực mạnh được kích hoạt để tăng tốc điều trị bệnh.
  • Ngăn chặn nguy cơ tái phát: Khống chế nguồn bệnh, trị dứt điểm nên bệnh một đi không trở lại.
  • An toàn tuyệt đối

Biến chứng bệnh giang mai

Giang mai cần được phát hiện bệnh sớm khi chúng chưa diễn biến trầm trọng. Như vậy, bệnh sẽ chưa biến chứng gây những tổn thương nghiêm trọng cho các hệ cơ quan. Hệ thần kinh, vận động, xương khớp, nội tạng: gan, thận,… chưa bị viêm nhiễm, rối loạn chức năng.

Dưới đây là những hệ lụy cực kỳ nghiêm trọng của bệnh giang mai, bạn cần lưu ý:

  • Củ giang mai: xuất hiện khi người bệnh đã mắc giai đoạn cuối. Chúng có thể có ở da, gan, xương hoặc là mắt.  Củ giang mai có thể dùng kháng sinh để tiêu diệt.. Nhưng khi điều trị khỏi, chúng vẫn sẽ để lại các vết loét, hệ cơ quan bị ảnh hưởng sẽ không thể phục hồi.
  • Nguy cơ mắc các bệnh xã hội tăng cao do các vết loét lúc này là con đường thuận lợi cho virus, vi khuẩn tấn công. Người bị giang mai dễ bị mắc thêm bệnh lậu, HIV,… Tỷ lệ bị bệnh có thể tăng đến gấp đôi, gấp ba.
  • Giang mai thần kinh gây hư hoại hệ thống thần kinh trung ương. Từ đó, chúng dẫn đến các chứng câm điếc, mù lòa, thiểu năng trí tuệ, liệt dương,… gây nhiều phiền toái, đau đớn cho cuộc sống bệnh nhân.
  • Các bệnh tim mạch: Người bệnh bị viêm động mạch chủ, vỡ mạch, hỏng van tim. Bệnh nặng có thể đe dọa đến tính mạng
  • Các biến chứng về thị giác: cận thị, viễn thị, rối loạn thị giác. Nặng nhất bệnh nhân sẽ mù vĩnh viễn.
  • Hậu quả bệnh giang mai gây ra ở phụ nữ mang thai rất nguy hiểm. Bạn có thể bị sảy thai, lưu thai. Bé sinh ra dễ tử vong. Nếu bệnh nhẹ, em bé sẽ dễ bị mù lòa, chậm lớn, sa sút trí tuệ sau này.

Phòng bệnh giang mai thế nào

Thời điểm hiện tại, y học vẫn chưa điều chế thành công vaccine để ngăn ngừa căn bệnh này. Nhưng nếu tuân thủ các lưu ý dưới đây, bạn vẫn có thể đẩy lùi thành công căn bệnh giang mai:

  • Quan hệ chung thủy,  1 vợ 1 chồng: Điều này không chỉ giúp bạn chống được giang mai mà còn ngăn ngừa hữu hiệu các bệnh xã hội khác. Điển hình như: lậu, HIV, …
  • Sử dụng phương pháp an toàn trong sinh hoạt chăn gối: bao cao su, hạn chế quan hệ cửa hậu,… Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn là người có đời sống tình dục cởi mở, phóng khoáng.
  • Nâng cao ý thức của chính bản thân mình: Không lây nhiễm cho cộng đồng, không quan hệ nếu mắc các bệnh về quy đầu, bệnh phụ khoa,…
  • Phòng chống bệnh giang mai ở phụ nữ mang bầu: Mẹ bầu nên đi kiểm tra tổng quát khi đang có dự định mang thai. Điều này giúp mẹ nắm được tình hình sức khỏe của mình, có đang mắc bệnh nào không.
  • Nói không với các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, thuốc lắc,… Những chất xúc tác này dễ khiến bạn mất đi lý trí, quan hệ không an toàn.

Trên đây là những thông tin cần thiết liên quan đến căn bệnh giang mai. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về tình trạng sức khỏe của bản thân. Chúc bạn có một sức khỏe tốt, một đời sống chăn gối viên mãn.